uploads/setting/1707981362WJPEL.png

Khao khát truyền tải giá trị, cảm hứng và trải nghiệm du lịch khác biệt tới Quý khách hàng!

Liên hệ

  • Số 15 ngõ 1, phố Phan Huy Chú, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội
  • 0912 11 5515 hoặc 0905 615 666
  • info@diamondtour.vn

Người Miêu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

Người Miêu ở Trung Quốc bao gồm năm tộc người khác nhau là: Người Hmong, Hmub, Xong và A-Hmao và được chia thành hai nhóm là: người Miêu Thuần và Dã Miêu.

Người Miêu Thuần là những người Miêu đã định cư ở vùng đồng bằng và sống hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Trong khi đó, nhóm người Dã Miêu lại sinh sống ở những vùng núi non hiểm trở, duy trì những nét văn hóa và lối sống vô cùng khác biệt với người Hán hoặc những người dân tộc thiểu số khác sinh sống ở các thành thị trung tâm.
Người Miêu gốc ở Phượng Hoàng Cổ Trấn nói riêng hay tỉnh Hồ Nam nói chung thuộc nhóm người Dã Miêu. Dân tộc Miêu là một dân tộc sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, mọi đồ ăn thức uống trong gia đình đa phần đều do họ tự tay làm ra.
Trong dân gian còn có câu nói vui rằng: “Ngoài muối ra, người Miêu chẳng mua gì cả”. Món thịt lợn gác bếp của người Miêu đã trở thành đặc sản. Người Miêu nuôi lợn chỉ bằng rau củ, chăn thả hoang dã nên vị thịt tươi, ngon.
Đón năm mới, người Miêu còn cùng nhau giã gạo Ziba, một loại gạo truyền thống ở đây. Đến với Miêu trại mà được người Miêu thiết đãi món cơm Ziba, còn quý hơn cả thịt gà, vịt, lợn, bò.

Tuy nhiên, do phong tục tập quán của người Miêu còn đâm nét nên cơ hội để du khách “tiếp cận và tham quan nhà người Miêu” là khá ít ỏi. Đổi lại, họ có rất nhiều lễ lớn nhỏ như ngày mồng ba tháng ba là tết Mã Lan, ngày mồng sáu tháng sáu là tết Miêu Ca, ngày mồng bảy tháng bảy là lễ tình nhân… những ngày này, người Miêu từ già trẻ gái trai đều ăn vận sặc sỡ, các bà, các mẹ, các chị đội lên mình những chiếc mũ được gia công tỉ mỉ từ bạc vô cùng độc đáo, họ cùng nhau xuống đường, ca hát nhảy múa, không khí vô cùng tươi vui. Đến chợ của người Miêu, bạn có cơ hội thưởng thức món quẩy rán làm từ gạo Ziba, đậu phụ làm từ gạo, mua bạc của người Miêu, khoác lên mình bộ trang phục của họ, ăn thử món măng họ trẩy, ăn món lòng bò…
Với sự phát triển chóng mặt của ngành du lịch tại Phượng Hoàng Cổ Trấn và các khu vực lân cận, ngày nay người Miêu ở đây đã tiếp xúc nhiều hơn không chỉ với nền văn hóa người Hán mà còn với cả nhiều nền văn hóa quốc tế từ khách du lịch bốn phương.
Mặc dù vậy, họ vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống ngàn năm qua của dân tộc mình ngay trong mỗi nếp nhà. Chính vì thế, sẽ thật thiếu sót cho một chuyến du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn nếu như du khách không được trải nghiệm văn hóa độc đáo của người Miêu tại đây.


 

Bài viết liên quan

Cây Bồ Đề - Linh hồn của Bodhgaya và biểu tượng của Phật Giáo

Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), một vùng đất linh thiêng nằm ở bang Bihar, Ấn Độ, là nơi lưu giữ một trong những biểu tượng quan trọng nhất của Phật giáo: Cây Bồ Đề.

Xem thêm

Cờ Lungta - Lời cầu nguyện theo gió trong văn hóa Himalaya

Là biểu tượng linh thiêng trong văn hóa Phật giáo Kim Cương thừa, đặc biệt là ở Tây Tạng, những lá cờ Lungta nhiều sắc màu trở thành hình ảnh quá đỗi quen thuộc, luôn xuất hiện trong tầm mắt du khách ở bất cứ nơi đâu người ta đặt chân đến.

Xem thêm

Du lịch Tây Tạng: Thiên nhiên kì vĩ và những trầm tích văn hóa

Với thời đại của công nghệ số hóa, thông tin mở, mọi việc đã trở nên đơn giản, và một hành trình tới Tây Tạng không còn khó khăn như trước. Tuy nhiên, trải nghiệm ở Tây Tạng không chỉ là một hành trình với việc ghé thăm các cảnh điểm, chụp những bức ảnh đẹp mà chính là ở những giá trị văn hóa trầm tích bao phủ lên một vùng khí hậu và cảnh quan vô cùng khác biệt.

Xem thêm

Tour liên quan

Đến gần hơn với chúng tôi & Nhận ưu những ưu đãi hấp dẫn nhất

Ngoài các dịch vụ trọn gói, Diamondtour còn chuyên cung cấp, hỗ trợ đặt dịch vụ cho các nhóm khách hàng muốn tự trải nghiệm hành trình private, không cần leader dẫn đoàn với mức chi phí hợp lý hơn. Vui lòng để lại thông tin nếu muốn cập nhật sớm nhất những hành trình thú vị và ưu đãi hấp dẫn.