uploads/setting/1707981362WJPEL.png

Khao khát truyền tải giá trị, cảm hứng và trải nghiệm du lịch khác biệt tới Quý khách hàng!

Liên hệ

  • Số 15 ngõ 1, phố Phan Huy Chú, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội
  • 0912 11 5515 hoặc 0905 615 666
  • info@diamondtour.vn

Xứ Cổ Cách: Hồi quang từ phế tích của một vương triều

Xứ Cổ Cách (thủ đô của vương quốc Guge xa xưa) của Tây Tạng lâu nay vẫn được biết đến như một điểm đến đầy bí ẩn, kỳ lạ nhưng cũng rất đỗi thu hút, quyến rũ. Ẩn dưới những dãy núi, bức tường thành, hang động còn sót lại đó chính là tầng tầng lớp lớp các câu chuyện, các sự tích, các sự kiện và bao số phận con người. Biết bao thế hệ đã sinh ra, lớn lên, hoạt động trên vùng đất đó và đến một thời điểm, họ biến mất một cách bí ẩn, cho đến tận ngày nay các nhà khoa học vẫn chỉ mới đưa ra các giả thuyết (do chiến tranh, do biến đổi khí hậu) về sự biến mất ấy chứ chưa có kết luận chính xác.

Vương quốc Guge xưa nằm trên một ngọn đồi, cách huyện Tsaparang, huyện Tsada (Zhada), tỉnh Ngari (Ali) khoảng 2 km ở phía tây Khu tự trị Tây Tạng và cách thành phố Zhada khoảng 18 km. Theo các tài liệu lịch sử của Tây Tạng, xứ Cổ Cách - thủ đô của vương quốc Guge tồn tại trong mười sáu đời vua, trong khi lâu đài cổ xưa mà mọi người thường thấy ở Tsada Dzong được xây dựng và liên tục mở rộng giữa thế kỉ thứ mười đến mười sáu. Xứ Cổ Cách chiếm một vị trí rất quan trọng trong lịch sử Tây Tạng như một vương quốc hùng mạnh sau sự suy tàn của triều đại Thổ Phồn. 

Nyima Gon, chắt của Lang Dharma - vị vua Tây Tạng cuối cùng đã rời khỏi miền trung Tây Tạng đến miền tây Tây Tạng. Sau cuộc bất ổn ở miền trung Tây Tạng, dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Tây Tạng do Songtsen Gampo sáng lập. Ông đã thành lập vương quốc ở miền tây Tây Tạng với thủ đô là Guge - xứ Cổ Cách ngày nay. Nyima Gon sau đó chia vương quốc thành ba phần cho ba người con trai để tránh xung đột về quyền kế vị. Ladakh cho con trai cả, Guge cho con trai thứ hai và Zanskar cho con trai thứ ba.

Thông qua sự bảo trợ của triều đình vương quốc Guge, Bồ tát Atisha (A Đề Sa) được mời đến Tây Tạng vào năm 1040 và truyền bá toàn bộ giáo lý của Đức Phật trên khắp Tây Tạng.

Vào thế kỷ 17, người phương Tây đầu tiên đến vương quốc Guge, nhà truyền giáo Dòng Tên António de Andrade. Nhà vua chào đón nhà truyền giáo và cho phép xây dựng Nhà nguyện ở Tsaparang và rao giảng cho mọi người về Cơ đốc giáo. Sau khi nhà nguyện Cơ đốc giáo đầu tiên được thành lập tại vương quốc, anh trai nhà vua cùng một số chỉ huy quân sự đã nổi loạn và kêu gọi người Ladakh lật đổ nhà vua. Người Ladakh đã xâm lược vương quốc và bắt vua cùng gia đình hoàng gia đến Ladakh làm tù nhân. Anh trai của vua cũng đã bị người Ladakh xử tử.

Theo truyền thuyết, quân đội Ladakh đã tàn sát hầu hết người dân ở Guge. Chính quyền Đạt Lai Lạt Ma ở Lhasa sau đó đã chinh phục vương quốc Guge. Hậu duệ cuối cùng của triều đại này đã chuyển đến Lhasa, nơi ông ta qua đời vào năm 1743.

Trong quá trình tồn tại 7 thế kỷ, trải qua 16 đời vua, vương quốc Guge đã để lại rất nhiều di tích là cung điện, đền đài, tường thành, tu viện, hang đá, thành quách, nhà cửa… Để chống lại sự xâm lược bên ngoài, vương quốc Guge đã xây dựng thủ đô và một số trụ sở chính quyền địa phương như một số thành trì quân sự, đặc biệt là các cơ sở phòng thủ quân sự của thủ đô, điều này đã cung cấp thông tin chi tiết để nghiên cứu các cơ sở phòng thủ trong kiến trúc Tây Tạng cổ đại.

Quần thể công trình được chia thành ba tầng, cung điện ở phía trên, đền thờ ở giữa (một số công trình là các phế tích còn lại hiện nay nằm chênh vênh trên đỉnh vách núi nhô ra) và nhà cửa ở phía dưới. Phần dưới của quần thể công trình được kết nối bằng các đường hầm, và bức tường đá ở bên ngoài, lô cốt ở góc. Các bức bích họa tương đối nguyên vẹn, cụ thể là ở Bạch Cung, Hồng Cung, Cung điện Yamantaka, Cung điện Tara và Cung điện Mandala. Các tác phẩm điêu khắc bằng đất sét, các bức bích họa đầy màu sắc và chân dung của các nhân vật quan trọng qua nhiều thế hệ. Cung điện hoàng gia trên đỉnh núi, bao gồm hội trường chính để tụ họp, phòng kinh sách cho các hoạt động Phật giáo, bàn thờ, đền thờ và cung điện mùa đông và cung điện mùa hè nơi gia đình hoàng gia sinh sống. Có rất nhiều hiện vật được khảo sát tại các di tích vương quốc Guge. Di tích nhiều nhất và hoàn chỉnh nhất là các bức tranh tường. Các bức tranh tường của Guge rất tráng lệ và có phong cách độc đáo, phản ánh toàn diện mọi khía cạnh của đời sống xã hội tại thời điểm đó. Chiêm ngưỡng những công trình kì vĩ như thế dù ta có nán lại thật lâu thì cũng chỉ là thoáng chốc trước vĩnh cửu của thời gian. Song, nếu không có nhân duyên, chúng ta cũng chẳng thể có được những thoáng chốc của đời người như thế.

Di tích vương quốc Guge là một điểm đến đặc biệt khi tới Tây Tạng. Sự biến mất đột ngột của vương quốc này cũng là một bí ẩn đối với ngày nay. Nhưng chúng ta được tận mắt chiêm ngưỡng phế tích của một vương triều xưa là một dịp hiếm có. Bức tường thành bằng đá khắc, đền đài, cung điện… đã cho thấy tầm vóc của những công trình kiến trúc cổ, thể hiện sự kì diệu của bàn tay và khối óc con người xưa. Có lẽ cũng là nhân duyên với đoàn chúng tôi bởi người hướng dẫn (leader) anh Trần Anh Tuấn là người trót phải lòng với xứ sở này, sự dẫn dắt và kết nối mọi thành viên với tri thức văn hóa bản địa đã đem đến những trải nghiệm lịch sử, văn hóa vô cùng thú vị và trọn vẹn. Chúng tôi không chỉ tận mắt chiêm ngưỡng phế tích của một vương triều đã từng thịnh vượng trong quá khứ mà tâm trí còn thực sự hòa mình vào dòng chảy lịch sử và cảm nhận những giá trị vượt thời gian của các di sản văn hóa.

 

Nguồn: Chia sẻ từ bài viết chị Thương Thái

 

Bài viết liên quan

Hành lang trên mây - Cầu kính ở hồ Tiên Đảo

HÀNH LANG TRÊN MÂY Cầu kính “hành lang trên mây” nằm ở hồ Tiên Đảo, tỉnh Hồ Bắc. “Hành lang” này nằm ở độ cao 520m so với mặt đất, có tầm nhìn trực tiếp ra 1002 hòn đảo xinh đẹp được bao bọc trong hồ rộng hơn 165 km vuông. Được làm hoàn toàn từ kính, “hành lang trên mây” giống như một tấm kính khổng lồ trong suốt, treo lơ lửng giữa bầu trời.

Xem thêm

Thông tin về ngài Tông Khách Ba – Tổ khai sơn hệ phái Gelupa

Hôm nay, trong một ngày rảnh rỗi, chúng tôi dạo một vòng tham khảo thông tin điểm đến của Tây Tạng với mong muốn góp phần cung cấp những dữ liệu chính xác đến những người có tình yêu văn hóa, cảnh quan và con người nơi đây. Sau một hồi so sánh đối chiếu, tham khảo đã phát hiện ra rằng, có quá nhiều thông tin trên các nền tảng mạng xã hội tiếng Việt về sự kiện, con người, văn hóa của Tây Tạng bị dùng sai, nhầm lẫn và cẩu thả một cách đáng ngạc nhiên.

Xem thêm

Ấn Độ - Tây Tạng và câu chuyện của hình ảnh (Phần 2)

Một bức ảnh được chụp với Leica cũng vậy, nó là sự kết hợp của kính phân cực và kính lúp: tương phản cao, chi tiết tuyệt vời ở những điểm mà tôi thích, sự chuyển cảnh mềm mại ở những khu vực rìa không phải chủ thể của bức ảnh, và tôi không cần phải tốn nhiều công sức để cảm nhận toàn bộ những dải màu tuyệt vời trên toàn khung hình. Tất cả những điều này làm cho bức ảnh có cảm giác không gian 3 chiều, làm cho chúng ta có cảm giác bạn chỉ cần đưa tay cũng có thể chạm tới chủ thể.

Xem thêm

Đến gần hơn với chúng tôi & Nhận ưu những ưu đãi hấp dẫn nhất

Ngoài các dịch vụ trọn gói, Diamondtour còn chuyên cung cấp, hỗ trợ đặt dịch vụ cho các nhóm khách hàng muốn tự trải nghiệm hành trình private, không cần leader dẫn đoàn với mức chi phí hợp lý hơn. Vui lòng để lại thông tin nếu muốn cập nhật sớm nhất những hành trình thú vị và ưu đãi hấp dẫn.