Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image

Nghệ thuật hang Mạc Cao: Thiên nữ Tán Hoa (P1)

Hàng ngàn vị Phật trong mỗi sắc màu tỏa khắp các bức tường hang động, xiêm áo của chư thiên, cà sa của chư Phật vào Bồ tát được thếp lấp lánh ánh vàng. Apsara (Phi thiên) phiêu lãng bay lượn trên đỉnh động, góc tường tán hoa cúng dàng chư Phật, hoặc xuất hiện trong các tác phẩm Biến Kinh Đồ thể hiện sự vui mừng của trời, người trước một sự kiện trọng đại của chúng sinh gặp Pháp hội của Phật, được nghe chư Phật thuyết giảng chân lý áo bí.

Nổi lên từ những cồn cát gió cách khoảng 26km về phía đông nam của Đôn Hoàng là một dãy núi hình vòng cung, dưới chân bờ đông có một dòng sông, hai bên được ngăn chắn bằng hàng cây dương. Vào giữa thế kỷ thứ IV, dãy núi đá đó đã được tạo nên với hàng trăm hang động như hình một tổ ong. Chính tại đây, những thương gia và dòng người hành hương đã đến cầu nguyện hồng ân Tam Bảo, Phật lực gia trì cho một hành trình băng qua Sa mạc an toàn, đó là hệ thống Thiên Phật Động – Hang đá Mạc Cao.

Trong hệ thống hang động Mạc Cao, sự vô hồn đơn sắc của sa mạc đã nhường chỗ cho sự phấn khích của màu sắc và chuyển động. Hàng ngàn vị Phật trong mỗi sắc màu tỏa khắp các bức tường hang động, xiêm áo của chư thiên, cà sa của chư Phật và Bồ tát được thếp lấp lánh ánh vàng. Apsara (Phi thiên) phiêu lãng bay lượn trên đỉnh động, góc tường tán hoa cúng dàng chư Phật, hoặc xuất hiện trong các tác phẩm Biến Kinh Đồ thể hiện sự vui mừng của trời, người trước một sự kiện trọng đại của chúng sinh gặp Pháp hội của Phật, được nghe chư Phật thuyết giảng chân lý áo bí. Bút pháp cao thâm, các tác phẩm bích họa đường nét tinh tế, sinh động tưởng như không phải được tạo ra từ bàn tay con người.

Hình ảnh Phi thiên (Tiên nữ, thiên nhân tán hoa) là biểu tượng của nghệ thuật Đôn Hoàng, trong tổng khoảng 500 hang động đều có hình ảnh Phi thiên. Theo Phật giáo, Phi thiên là hóa thân của Càn Thát Bà (Thần Thiên ca) và Khẩn Na La (Thần Thiên nhạc). Trong thần thoại Ấn Độ cổ, họ vốn là vợ chồng, sau này đức Thế Tôn nương theo văn hóa bản xứ và đưa họ trở thành một trong các vị Thần trong Thiên Long Bát Bộ. Càn Thát Bà có nhiệm vụ dâng hương, hoa, tán hoa, dâng đồ báu cúng dàng lên chư Phật; Khẩn Na La có nhiệm vụ ca múa, tấu nhạc trong thế giới Cực Lạc. Trong nghệ thuật hội họa về sau, các nghệ nhân dung hòa làm một không còn phân biệt giới tính, cũng không còn phân cấp nhiệm vụ mà chỉ chung cho chư tiên thiên tán hoa, tấu nhạc cúng dàng.

Đặc trưng phong cách hình ảnh Phi thiên ở Đôn Hoàng là nghệ thuật biểu thị không gian ba chiều, mượn áng mây để biểu ý và lấy dáng phiêu bồng của y áo làm tứ đang bay. Trăm ngàn tư thế, nghệ thuật tạo hình đã được chuyển hóa trong Pháp, nhằm tạo nên sự biến hóa khôn lường, đây chính là quả hạnh được tiếp nhận chuyển giao, kế thừa và dung hòa từ Ấn Độ, Quy Tư Tây Vực với mỹ học Trung Quốc thời đó và phát triển tạo nên hình tượng Phi thiên Đôn Hoàng.
 

Bài viết khác

Nguyệt Nha Tuyền là một hồ nước tự nhiên nổi tiếng nằm trong sa mạc Gobi, gần thành phố Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

Xứ Cổ Cách (thủ đô của vương quốc Guge xa xưa) của Tây Tạng lâu nay vẫn được biết đến như một điểm đến đầy bí ẩn, kỳ lạ nhưng cũng rất đỗi thu hút, quyến rũ. Ẩn dưới những dãy núi, bức tường thành, hang động còn sót lại đó chính là tầng tầng lớp lớp các câu chuyện, các sự tích, các sự kiện và bao số phận con người.

HÀNH LANG TRÊN MÂY Cầu kính “hành lang trên mây” nằm ở hồ Tiên Đảo, tỉnh Hồ Bắc. “Hành lang” này nằm ở độ cao 520m so với mặt đất, có tầm nhìn trực tiếp ra 1002 hòn đảo xinh đẹp được bao bọc trong hồ rộng hơn 165 km vuông. Được làm hoàn toàn từ kính, “hành lang trên mây” giống như một tấm kính khổng lồ trong suốt, treo lơ lửng giữa bầu trời.

Hôm nay, trong một ngày rảnh rỗi, chúng tôi dạo một vòng tham khảo thông tin điểm đến của Tây Tạng với mong muốn góp phần cung cấp những dữ liệu chính xác đến những người có tình yêu văn hóa, cảnh quan và con người nơi đây. Sau một hồi so sánh đối chiếu, tham khảo đã phát hiện ra rằng, có quá nhiều thông tin trên các nền tảng mạng xã hội tiếng Việt về sự kiện, con người, văn hóa của Tây Tạng bị dùng sai, nhầm lẫn và cẩu thả một cách đáng ngạc nhiên.

Một bức ảnh được chụp với Leica cũng vậy, nó là sự kết hợp của kính phân cực và kính lúp: tương phản cao, chi tiết tuyệt vời ở những điểm mà tôi thích, sự chuyển cảnh mềm mại ở những khu vực rìa không phải chủ thể của bức ảnh, và tôi không cần phải tốn nhiều công sức để cảm nhận toàn bộ những dải màu tuyệt vời trên toàn khung hình. Tất cả những điều này làm cho bức ảnh có cảm giác không gian 3 chiều, làm cho chúng ta có cảm giác bạn chỉ cần đưa tay cũng có thể chạm tới chủ thể.

Dưới đây là một câu chuyện hết sức thú vị và đầy mầu sắc mà tôi đã ghi lại được tại Tây Tạng. Tôi là Hoàng Hải, tôi là một Zenphotographer, tôi yêu thích nghệ thuật thị giác và thích tạo ra những hình ảnh đẹp.