Kinh nghiệm phòng tránh phản ứng độ cao
1. Định nghĩa phản ứng độ cao
Phản ứng độ cao hay sốc độ cao, là hiện tượng thiếu oxi cấp khi bạn leo lên núi cao trên 3000m như đi du lịch, leo núi. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, 75% người leo núi sẽ gặp phải tình huống này nhưng tùy những mức độ khác nhau.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra sốc độ cao là áp suất không khí giảm và hàm lượng oxi loãng ra khi lên đến độ cao nhất định. Càng leo nhanh lên cao, người leo càng dễ gặp phải triệu chứng của bệnh này.
2. Biểu hiện của phản ứng độ cao
Hoạt động của hệ hô hấp gặp khó khăn do lượng oxi thấp dẫn tới các phản ứng như khó ngủ, nôn nao, đau đầu, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, khó thở, chóng mặt và mệt mỏi. Khi AMS tăng nặng, người bệnh bị mất phương hướng, phù não, phù phổi cấp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
3. Cách phòng chống
- Tập thể dục. Trước chuyến hành trình, bạn nên rèn luyện cơ thể cho quen với vận động, rèn sự dẻo dai bền bỉ đặc biệt là làm tăng sức đề kháng, tăng sức chịu đựng cho tim và phổi.
- Nghỉ ngơi hợp lý. Chú ý ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, duy trì trạng thái tâm lý lạc quan, thoải mái, thả lỏng cơ thể.
- Trang bị kĩ kiến thức. Sau khi vào vùng cao nguyên cần cân bằng đi lại, tuân thủ nguyên tắc “bốn không”: Không vận động mạnh, gấp; không tắm trong ngày đầu tiên vào cao nguyên; không ăn no; không nói to.
- Chú ý tăng độ cao từ từ. Cơ thể cần thời gian nhất định để thích nghi với môi trường. Bạn nên mang theo mình thiết bị có khả năng đo độ cao để biết được mình đang ở tầm cao nào, có những phương án phù hợp để tiếp tục hành trình. Không nên leo hay đi một mạch đến độ cao quá 2700 mét trong một ngày. Không nên ngủ ở nơi cao hơn 300-600 mét so với nơi bạn đã ngủ đêm trước. Bạn nên nghỉ ngơi một ngày sau khi đã lên cao thêm 3000 mét để cơ thể có thời gian thích nghi với điều kiện môi trường mới.
- Chuẩn bị trước các loại thuốc thường dùng. Trước khi đi, bạn có thể gặp bác sỹ để được kê một số loại thuốc ngừa, cũng như kiểm tra sơ bộ tình trạng sức khỏe xem có phù hợp với chuyến đi hay không, sử dụng những loại thuốc nào là hợp lý. Không nên quá phụ thuộc vào thuốc, tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ. Nếu bạn thiếu máu hoặc lượng hồng cầu trong máu thấp, bạn nên đến gặp bác sỹ để được chữa trị hoặc đưa ra phương án phòng ngừa trước khi khởi hành. Hồng cầu là yếu tố quan trọng có trách nhiệm vận chuyển oxi đến các mô và các cơ quan của cơ thể giúp bạn duy trì sự sống.
- Uống nhiều nước. Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày từ trước khi khởi hành, luôn mang nước theo mình khi, mất nước sẽ làm giảm khả năng thích nghi độ cao mới.
- Cẩn thận điều tiết các loại thức ăn, đồ uống. Nên tìm hiểu về các loại thực phẩm của vùng đất bạn đang hướng tới, tránh gặp phải dị ứng hay bệnh về dạ dày…
- Nếu cảm thấy cơ thể không ổn cần kịp thời gọi bác sĩ (bác sĩ thường ở luôn tại các khách sạn trong cao nguyên) hoặc cử một thành viên trong đoàn dẫn tới bệnh viện gần đó, hoặc gọi tới đường dây cấp cứu tại địa phương.
Hãy trang bị cho mình tất cả những kiến thức cần thiết để có một chuyến đi trọn vẹn và đáng nhớ nhất.
BÌNH LUẬN