Thông tin về ngài Tông Khách Ba – Tổ khai sơn hệ phái Gelupa

Hôm nay, trong một ngày rảnh rỗi, vào kiểm tra lại thông tin điểm đến của Tây Tạng, nhằm cung cấp những dữ liệu chính xác đến những người có tình yêu văn hóa, cảnh quan và con người nơi đây. Sau một hồi so sánh đối chiếu, tham khảo đã phát hiện ra rằng, có quá nhiều thông tin từ tiếng Việt về sự kiện, con người, văn hóa của Tây Tạng bị xào xáo một cách vô tội vạ.

Chùa Tháp Nhĩ – Tại tỉnh Thanh Hải

Trong những thông tin sai nhầm trên phải kể đến lịch sử đại sư Tông Khách Ba – Nhà cách mạng Phật giáo Tây Tạng vào đầu thế kỷ 15, tổ khai sơn hệ phái Gelupa (Cách Lỗ – Mũ Vàng) bao gồm cả một số trang chuyên về Kim Cương Thừa Tây Tạng. Tham khảo những nguồn thông tin không đáng tin cậy, hoặc giả, cóp nhặt mà không có một trải nghiệm thực tế đúng nghĩa. Nay bới cát tìm vàng, góp nhặt vụn vặn xin đính chính thông tin về quê hương của Đại sư Tông Khách Ba như sau:

Quê hương ngài hiện có hai tranh cãi đó là:
1. Tại Amdo – Naqu (Na Khúc – một vùng phía đông bắc của Tây Tạng) – Vùng này là điểm tiếp giáp giữ khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc Nội địa.
2. Tại Thanh Hải, nay chính là chùa Ta’er (Tháp Nhĩ).

Chùa Tháp Nhĩ – Tại tỉnh Thanh Hải

Ngoài những thông tin trên thì các thông tin khác đều không có cơ sở; đặc biệt sai lầm bắt nguồn từ ngôi tự viên mang tên Kumbum. Ngôi tự viện Kumbum nằm ở huyện Giang Tự – một huyện anh hùng trong cuộc chống quân Anh xâm lược lần thứ hai vào năm 1904.

Tháp Vạn Phật – Tu viện Kumbum

Sự nhầm lẫn nghiêm trọng dẫn đến khúc mắc khó hiểu.

Chuyến đi Thanh Hải – Tây Ninh – Cam Túc 2018

Tôi còn nhớ, vào dịp tháng 11 năm 2018, tôi và những người bạn khởi phát nhân duyên muốn đi Thanh Hải – Tây Ninh – Cam Túc. Trong hành trình, chúng tôi có đi qua chùa Ta’er (Chùa Tháp Nhĩ – Kumbum), trong đoàn có một “quý chị” thắc mắc vì search trên mạng ra chùa Kumbum có toà Bạch Tháp rất lớn, sao chùa này mình không nhìn thấy nhỉ? Hẳn trong đầu chị có lẽ nghĩ rằng, người lead đoàn như tôi đã dẫn đi sai chùa.

Sau khi thấy hình ảnh chị đưa ra, mới thảng thốt biết rằng, chị đã dẫn nguồn sai từ một sự vô trách nhiệm của người làm tư liệu.

Nguyên nhân rằng, cả hai chùa đều có tên Tạng là KumBum, nhưng ngôi tự viện Bạch Cư (Kumbum ở Giang tự – Tây Tạng) được xây dựng vào năm 1419, kỷ niệm năm đại sư Tông Khách Ba viên tịch (sự nhầm lẫn mang tên Sống và Chết). Hiện trên các trang mạng Việt Nam, viết về đại sư Tông Khách Ba thường sử dụng ảnh của cả hai ngôi Tự viện nhập vào làm một.

Tượng đại sư Tông Khách Ba

Vậy, trong lúc nhàn rỗi ngắm cô Vi thân thương, xin có đôi lời giải biện.

Kính mong đại chúng, nếu có gì hay hơn, chính xác hơn cung cấp để cá nhân tôi thêm hoàn thiện tri thức bản thân.

Hậu côn Nhược Như, Trân trọng!

 

(Nguồn facebook: Anh Tuấn Trần)

BÌNH LUẬN

Các bài liên quan